Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Trắc nghiệm hướng nghiệp

Bạn hãy làm những bài test sau để hiểu mình và chọn nghề phù hợp với mình

1. Trắc nghiệm MBTI
2. Trắc nghiệm hướng nghiệp việt nam
3.Hướng nghiệp của sở giáo dục
4. trắc nghiệm của đại học công nghệ

Hướng Nghiệp

 Áp dụng lý thuyết Holland vào tư vấn hướng nghiệp


Học thuyết của Holland đã lập luận rằng: “Thiên hướng nghề nghiệp chính là sự biểu hiện cá tính của mỗi con người” và nó được phân loại thành 6 nhóm và được diễn tả ở hai phương diện: tính cách con người và môi truờng làm việc.
Phân loại của ông đã được dùng để giải thích cấu trúc của cuộc số nghiên cứu
về định hướng nghề khác nhau dựa trên 2 thang đo mà ông đã phát triển.

Thuyết Holland không giả định rằng một người chỉ có một trong 6 loại tính cách trên thế giới. Thay vào đó, ông chỉ ra rằng bất kỳ người nào cũng có thể được mô tả bằng việc dung hòa một trong 6 loại tính cách theo thứ tự giảm dần. Trên cơ sở này Bộ quy tắc Holland đã diễn tả 720 mô hình tính cách khác nhau của con người. Học thuyết này cũng áp dụng trong việc phân loại nghề, nhưng
thường thì chỉ có 2 hoặc 3 quy tắc chi phối được sử dụng để định hướng nghề.
6 loại tính cách và các kiểu môi trường làm việc theo học thuyết của Holland:
NHÓM KỸ THUẬT
Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kỹ thuật (ký hiệu KT)
1/ Đặc điểm.
Những người ở nhóm kỹ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy
móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc
về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay
chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mỹ nghệ…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thực tế – cụ thể
– Thể lực tốt – suy nghĩ thực tế
– Tư duy – trí nhớ tốt
– Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật.
– Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Thị lực tốt.
– Trí tưởng tượng không gian tốt.
– Phản ứng cảm giác / vận động nhanh, chính xác.
– Chịu đựng trạng thái căng thẳng.

– Kiên trì, nhạy cảm.
– Khí chất thần kinh ổn định.
2/ Môi trường làm việc tương ứng.
Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ
vật nuôi, cây trồng; làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử
dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.
Nghề phù hợp điển hình: chăm sóc cây – con; điều khiển, sử dụng, sửa chữa
máy móc; nghề thủ công; huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hỏa…
Chống chỉ định của những công việc trên:
– Dị ứng dầu mỡ, hóa chất.
– Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận.
– Loạn thị, loạn sắc, mù màu.
– Run tay và mồ hôi quá nhiều.
– Tâm lý không ổn định.
3/ Các ngành nghề đào tạo.
Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô,
thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện, điện tử, tin học, xây dựng,
trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mỹ
nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, may mặc, thêu nghệ
thuật, đan, móc, điêu khắc, nhân viên kỹ thuật phòng lab, tài xế, lái tàu…
Điện, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin, kĩ thuật nấu ăn, kĩ thuật cảnh quan và
môi trường, kĩ thuật chăm sóc cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, kĩ
thuật làm vườn, kĩ thuật nuôi trồng thủy sản…
Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7,
công nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sư thực hành, chế tạo, sản xuất,
kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ hóa điện – điện tử, ô tô,
đầu bếp…

Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm Kĩ thuật
tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung
cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng nghề, đại học vùng và
Trung ương.

NHÓM NGHỆ THUẬT
Kiểu người sáng tạo, tự do, văn học, nghệ thuật (ký hiệu NT)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính
chất nghệ thuật như văn chương, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ…
Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm
này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ…
Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Sáng tạo – Tự do:
– Sáng tạo, linh hoạt và thông minh.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
– Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể.
– Có khả năng sống thích ứng.
– Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng.
– Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ
nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình.

Nghề phù hợp điển hình: viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc,
kịch, hát múa.), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên
văn học…
Chống chỉ định:
– Bệnh lao, truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải
lương, tuồng…) thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm
sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ
biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, kiến
trúc sư…
Hiện nay,có tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật
tổng hợp hướng nghiệp của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp,
các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

NHÓM XÃ HỘI
Kiểu người linh hoạt, quảng giao – phục vụ xã hội (ký hiệu XH)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao tiếp
người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn
viên, bác sĩ, luật sư…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Quảng giao – Linh hoạt:
– Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch.
– Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.

– Sáng tạo, linh hoạt, thông minh.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến thân chủ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Lịch thiệp.
– Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt.
– Tôn trọng mọi người.
– Sức khỏe tốt, bền bỉ.
– Có tính sáng tạo.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao
tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người
khác.
Nghề phù hợp điển hình: sư phạm, y khoa, dược khoa, luật sư, tâm lí – giáo
dục, du lịch, xã hội học…
Chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh sau:
– Lao.
– Thiếu máu.
– Tâm thần không ổn định.
– Bệnh truyền nhiễm.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công
ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng

nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân viên khách
sạn/ Resort…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật
tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung
cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng và Trung ương.

NHÓM QUẢN LÝ
Kiểu người chủ động uy quyền – dựng nghiệp quản lý (ký hiệu QL)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh
cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn. Nghề
thuộc nhóm này mang tính chất quản lí như công an, sĩ quan, quản trị kinh
doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống
có tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn với nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp kinh tế,
vĩ mô.
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Chủ nghĩa – Uy quyền:
– Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền.
– Trí tuệ là một quyền lực.
– Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói.
– Là người có kĩ năng sống: hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo, có hệ thần
kinh vững , bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu,
bền vững.
Đòi hỏi phải có các kĩ năng:
– Kiến tạo tổ chức.
– Xây dựng giá trị mới cho tổ chức.

– Tạo ra động lực hoạt động.
– Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác
và thực hiện các chức năng:
– Điều hành chung.
– Chủ trì sản xuất.
– Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp.
– Giám sát từng giai đoạn; trợ giáo.
– Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.
Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành,
hiệu
trưởng, luật sư…
3. Các ngành nghề đào tạo.
Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, chủ doanh
nghiệp, chuyên viên PR (pi-a), quản lí khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp,
quản lí giáo dục các cấp…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật
tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung
cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

NHÓM NGHIỆP VỤ
Kiểu người thận trọng, nề nếp – nghiệp vụ quy củ (ký hiệu NV)
1. Đặc điểm.

Những người ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở văn
phòng, làm các công việc sổ sách như các ngành nghề về văn thư, hành chính,
tài vụ, bưu điện, tiếp tân….
Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều người, với nhiều
công việc, có nghiệp vụ, được huấn luyện từ trung cấp đến đại học trong doanh
nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Nền nếp – thận trọng
– Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng.
– Thận trọng nhưng nhanh nhẹn.
– Ứng xử kịp thời, siêng năng.
– Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật…
– Hiểu rõ người đối thoại.
– Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn.
– Có trí nhớ tốt.
– Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế.
– Có khả năng hoạt động độc lập.
– Giỏi ngoại ngữ và tâm lí ứng xử.
– Xử lí thông tin tốt.

Nghề tester - Kiểm thử phần mềm 2018

Nghề tester: kiểm thử phần mềm 2018 1. Tester là gì? 2. Mức lương? 3. Phù hợp với ai? 4. Con đường đến tester chuyên nghiệp? 5. Ưu nhượ...